Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Công biến thành hồ nước vào mùa hè









Công viên cứ vào mùa hè lại biến thành hồ nước




Hồ Grüner See, hay còn gọi là Hồ Xanh, nằm ngay dưới chân dãy núi phủ tuyết Hochschwab, gần thị trấn Tragoss của Áo.




 Suốt những tháng mùa đông, hồ này chỉ sâu chỉ 1-2m, và những vùng xung quanh được dùng như là một công viên. Nhưng vào mùa hè, mực nước dâng cao tới 12m.


Công viên Hồ Xanh đặc biệt là địa điểm ưa thích của những người đi dạo. Nhưng khi nhiệt độ bắt đầu tăng vào mùa xuân, lượng băng và tuyết trên đỉnh núi bắt đầu tan chảy và theo sườn núi, trút xuống lòng hồ. Hồ dần dần được tăng thêm lượng nước và bao trùm toàn bộ khu vực xung quanh bao gồm cả công viên. Đến mùa hè, lượng nước trong hồ đạt mức kỉ lục với độ sâu khoảng 12m. Tháng 6 là thời điểm hồ Grüner See được đánh giá là đẹp nhất.




Công viên cứ vào mùa hè lại biến thành hồ nước




Hồ Grüner See có được màu xanh đặc trưng nhờ lớp cỏ, cây và lá bên dưới đáy, cùng với nước băng hoàn toàn trong suốt tan chảy từ tuyết. Nhiệt độ của hồ khá lạnh, khoảng 4-8 độ C và lúc này, nó lại trở thành địa điểm thu hút đối với các thợ lặn. Lớp cỏ và hoa vẫn còn nguyên vẹn, và nở rộ ngay cả khi dưới nước. Khách tham quan còn có thể nhìn thấy được cả ghế, cầu và những con đường đi bộ.


Bước vào tháng 7, hồ bắt đầu rút nước, đến mùa đông, hồ lại trở về nguyên kích cỡ ban đầu; và công viên Hồ Xanh trở lại là đại điểm quen thuộc của những người đi dạo…




Công viên cứ vào mùa hè lại biến thành hồ nước






Công viên cứ vào mùa hè lại biến thành hồ nước
Ảnh trái: Hồ Xanh và công viên vào những tháng mùa thu và mùa đông
Ảnh phải: Tham quan công viên theo một kiểu khác vào mùa hè


Công viên cứ vào mùa hè lại biến thành hồ nước
Bơi giữa hai bụi cây


Công viên cứ vào mùa hè lại biến thành hồ nước
Mùa hè con đường này trở nên vô dụng


Công viên cứ vào mùa hè lại biến thành hồ nước




Công viên cứ vào mùa hè lại biến thành hồ nước




Công viên cứ vào mùa hè lại biến thành hồ nước




Công viên cứ vào mùa hè lại biến thành hồ nước

Những hình ảnh tuyệt đẹp về hành trình chinh phục thung lũng


Những tia nắng cuối cùng cũng đánh tan mây mù, mở ra một khoảng vàng xanh rực rỡ bên dưới thung lũng Lìm Mông, thuộc Mù Căng Chải. Gần 50 phi công chỉ chờ hiệu lệnh xuất phát, bung dù, lao ra khỏi mỏm núi và lượn trên những thảm vàng của mảnh đất nếp nương nổi tiếng.


Những hình ảnh tuyệt đẹp về hành trình chinh phục thung lũng Lìm Mông từ lưng chừng đèo Khau Phạ do phóng viên Thể thao và Văn hóa gửi về từ Yên Bái trong ngày hôm qua 28/9.



Sau 1 ngày mây mù khá dày đặc, sáng 28/9, cho đến 10h sáng, đèo Khau Phạ mới hửng nắng. Các thành viên CLB dù lượn Vietwings Hanoi lập tức triển khai bay



Sau vài năm tổ chức bay ở nhiều điểm trên khắp cả nước, đây là lần đầu tiên có tới 97 thành viên đăng ký tham dự, đông nhất từ trước đến nay. Để đảm bảo ai có dù cũng có thể được bay, BTC bố trí các phi công sắp sẵn dù và chờ xuất phát ngay khi có thể



Nắng đẹp, gió nhẹ, các phi công dễ dàng rời điểm xuất phát ở khu vực lưng chừng đèo Khau Phạ



Biết được chương trình bay, rất nhiều nhiếp ảnh gia đã cất công lên đây từ Hà Nội để chụp những bức ảnh hiếm gặp này



Trong buổi sáng, hơn 10 lượt bay đã diễn ra thuận lợi. Giờ nghỉ trưa khá ngắn bởi mưa nhẹ. Nhưng đến 13h, nắng lại lên, gần 20 phi công lại cất cánh hướng về phía Lìm Mông



Chia sẻ với Thể thao và Văn hóa, không chỉ các phi công phía Nam mà cả các phi công phía Bắc đều cảm thấy rất tuyệt vời khi lần đầu tiên được ngắm các thửa ruộng bậc thang từ trên độ cao 500m



Mặc dù không có nhiều gió và các luồng không khí nóng để bay lâu hơn nhưng ai cũng cố gắng lượn vài vòng trên các đỉnh núi, triền đồi để ngắm cảnh đẹp Lìm Mông



Bên dưới thung lũng Lìm Mông, những thửa ruộng bậc thang vẫn chưa chín hết nhưng lại tạo ra những mảng màu xanh vàng đan xen tuyệt đẹp 



Thỉnh thoảng thời tiết bỗng trở nên tốt hơn khi có gió, cộng với sự xuất phát của những phi công chuyên nghiệp, bầu trời Lìm Mông có đến 2-3 dù cùng bay một lúc



Bên dưới bãi đáp, rất đông người dân và trẻ em hào hứng chờ đợi những cánh dù lướt qua trong sự hào hứng



Không chỉ có ruộng lúa đẹp, những cánh rừng đan xen với ruộng cũng khiến các phi công mê mẩn



Những mái nhà của người Mông, người Thái bên dưới thung lũng Lìm Mông cũng tạo nên một khung cảnh nên thơ cho khu vực này



Do gió chưa thực sự tốt, mỗi phi công chỉ bay được khoảng 6 đến 10 phút mỗi chuyến



Một số phi công sau khi hạ cánh đã nhanh chóng gấp dù và lên đỉnh núi bay tiếp



Thích thú nhất có lẽ là đám trẻ nhỏ. Ngày nghỉ không phải đi học, đám trẻ kéo nhau ra xem và hò hét đầy sung sướng



Để đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, BTC đã liên hệ với xã làm bãi đáp là những thửa ruộng đã gặt. Các phi công cơ bản hạ cánh chính xác, không làm hỏng lúa sắp chín



Trong ngày 28/9, duy nhất một vị khách du lịch có may mắn được bay đôi cùng các phi công



Nụ cười thỏa mãn của một phi công sau chuyến bay trên những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp



Nguồn : (Thethaovanhoa.vn)

Ngôi tháp cổ - Nghệ An


Từ bản Xiềng Tắm, trung tâm xã Mỹ Lý, chúng tôi đi xuồng máy ngược sông chừng 20 phút để tìm hiểu những “ẩn số” sau vẻ trầm mặc, rêu phong của ngọn tháp cổ. Nhưng khi được tận mục sở thị, sự hồ hởi, háo hức của tôi gần như tan biến và thay vào đó là nỗi xót xa, bùi ngùi khi phải chứng kiến một phế tích, bởi nếu không kịp thời trùng tu, ngọn tháp sẽ đổ sập trong một ngày không xa.


Dưới chân tháp đã xuất hiện nhiều lỗ thủng lớn, một góc đã sập. Tháp có dấu hiệu bị nghiêng và có nhiều vết rạn nứt. Những bức phù điêu và đường nét hoa văn, họa tiết đã bị bong gãy, đứt đoạn nên không thể xác định rõ ràng, cụ thể hình hài và ý nghĩa.


Nghệ An: Tháp cổ thành phế tích - 1


Ngôi tháp cổ tại bản Yên Hòa, xã Mỹ Lý (Kỳ Sơn)


Quanh thân tháp, cây dại bám đầy càng gợi lên vẻ hoang phế của một công trình kiến trúc chắc hẳn một thời từng là niềm tự hào của những cư dân bản địa. Nhưng điều đáng nói là tháp cổ lại ở ngay cạnh khuôn viên trường mầm non và tiểu học, gần đường qua lại của người dân Yên Hòa, nếu bị đổ sẽ không an toàn cho các em học sinh và bà con dân bản.


Hỏi về nguồn gốc tháp cổ, thì hầu hết người dân bản Yên Hòa ai cũng lắc đầu không biết. Còn hỏi một số cán bộ xã Mỹ Lý, cũng chỉ nhận được câu trả lời: “Chúng tôi không có tư liệu gì liên quan đến ngôi tháp!”. Ông Kha Văn Nghệ - Bí thư Đảng ủy xã Mỹ Lý bộc bạch chân thành: “Lâu nay có khá nhiều đoàn cán bộ văn hóa, bảo tàng về đây tìm hiểu, ghi hình ngôi tháp. Bà con rất phấn khởi và chờ mong kết quả. Nhưng tất cả đều... một đi không trở lại”.